Đề thi học sinh giỏi môn hóa học lớp 8 hay nhất hiện nay

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Hóa Học

Bài 27
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho NaHSO4 vào các dd: Ba(HCO3)2, Na2S, NaAlO2.
2. Từ hh Fe(OH)3, CuO hãy viết các phản ứng điều chế từng kim loại riêng biệt .
3. Khi trộn dd Na2CO3 với dd FeCl3 thấy có kết tủa màu đỏ nâu và khí CO2 thoát ra. Kết tủa này bị nhệt phân tạo chất rắn X và không có khí CO2 bay ra. Viết phản ứng.


Bài 28:
1. Nung m gam bột Fe trong kk một thời gian thu hh A gồm 4 chất. Nếu hòa tan A bằng dd H2SO4 đặc nóng dư thu 0,06 mol SO2 và ddB. Cho dd NaOH dư vào B thu 10,7 g kết tủa. Nếu hòa tan A bằng dd HCl dư có 0,03 mol H2 thoát ra. Tính m và xác định khối lượng từng chất trong A biết rằng tổng nA = 0,07 mol.
2. Cho 13,7 gam Ba vào 200 ml dd CuSO4 1M ( D = 1,1 g/ml) thu được khí A, ktủa B và dd C.
a. Tính thể tích khí A (đktc).
b. Nung B đến khối lượng không đổi thu thu bao nhiêu gam chất rắn?
c. Tính C% các chất tan trong dd C.
  Bài 29 :
1.Dung dịch A gồm K2CO3 và KHCO3. Cho dd Ca(OH)2 dư vào A thu 5 g kết tủa. Bơm 0,01 mol CO2 vào A thu dd B có số mol 2 muối bằng nhau. Xác định số mol của từng muối có trong A.
2.Dẫn khí CO dư đi qua m gam bột oxit sắt nung nóng thu được Fe và khí CO2. Nếu cho lượng Fe ở trên vào dd HNO3 đnóng dư thì thu được 13,44 lít NO2 (đktc) và dd chứa Fe(NO3)3 . Nếu cho khí CO2 hấp thụ hết vào dd Ca(OH)2, sau pư thu được 10 g kết tủa và ddB có khlượng tăng lên 3,2 g so với ban đầu. Xác định công thức oxit sắt.
  Bài 30:
a. Phân tử muối Natriphotphat gồm 3 ntử Na, 1 ntử P, 4 ntử O.
b. CTHH các bazơ tương ứng các oxit : CaO, FeO, Li2O, BaO lần lượt là: Ca(OH)2, Fe(OH)2, Li(OH)2, Ba(OH)2.
c. Số gam Cu trong 50g CuSO4.5H2O là 12,8g.
Bài 31:
1. Trong 1 ntử A có tổng số hạt p,n,e là 36, số hạt mang điện nhiều gấp đôi số hạt không mang điện. Ng tử A là
a. Al.
b. Na
c. Si.
d. Mg
2. Cho SKCl 200C là 34 g. Một dd KCl nóng chứa 50g KCl trong 130 g nước và làm lạnh về 200C. Số gam KCl tách ra khỏi dd là :
a. 5,6g
b. 5,8g
c. 5,3g
d. 5,25g
3. Cho các chất sau: Na2O, MgO, Na, NaOH, SO3, Na3PO4, Zn(NO3)2, MgSO4, HCl, Fe(OH)3, Fe, Na2CO3. Nhóm các chất tdụng với nước là:
a. Na2O, Na, SO3.
b. Na, NaOH, Zn(NO3)2, Fe(OH)3, Na2CO3.
c. Na2O, MgO, MgSO4, Fe.
d. SO3, Na, HCl, Na3PO4.
Bài 32:     Cho hh khí A gồm 1 mol N2 và 4 mol H2. Đun nóng hhA với hiệu suất phản ứng là 25% vàđược hh khí B. (Sau pư N2 tạo ra hợp chất khí có hóa trị III)
a. Viết PTPƯ
b. Tính % thể tích các khí trong hh B.
c. Cần thêm vào hhB bao nhiêu phân tử  H2 để có tỉ khối hơi của hh D thu được so với H2 là 3,842?
 Bài 33:  Cho hh A gồm CuO và Fe2O3, biết rằng:
- CuO chiếm 42,86% về khối lượng.
- Khử hoàn toàn hhA cần vừa đủ lượng H2 đúng bằng lượng H2 thu được từ điện phân 4,05g nước.
a/ Viết các PTPƯ.                         
b/ Tính khối lượng từng chất trong hh A.
Bài 34:   Hòa tan hoàn toàn 18,4g hh X gồm Mg, Fe2O3 vào 1000 ml dd HCl 1M ( D = 1,05 g/ml) thì thu được 2,24 lít H2 (đktc) và ddA.                       
a/ Viết các PTPƯ                               
b/ Tính số mol từng chất trong dd A và C% các chất trong dd A.
c/ Tính Vlít dd NaOH 1M khi cho từ từ vào ddA để:
- Bắt đầu xuất hiện kết tủa.
- Thu được kết tủa lớn nhất.

  Bài 35:   Chọn phương án đúng a, b, c, d
1. Dãy bazơ bị nhiệt phân tạo oxit kim loại và nước:                                   
a. Fe(OH)3, NaOH, Ba(OH)2, Cu(OH)2.
b. Cu(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3
c.  Cu(OH)2, NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3
d. Cu(OH)2, NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3
2. Cho các phân bón: NH4NO3, KCl, NH4Cl, Ca3(PO4)2, (NH4)2HPO4, CO(NH2)2. Muốn có hh phân NPK ta cần trộn:
a. NH4NO3, KCl, NH4Cl
b. NH4Cl, Ca3(PO4)2, (NH4)2HPO4
c. CO(NH2)2, KCl, Ca3(PO4)2,
d. Ca3(PO4)2, (NH4)2HPO4, CO(NH2)2
3. Cho các oxit sau: K2O, H2O, NO, CO2, N2O5, CO, SO2, P2O5, CaO. Số oxitaxit và oxitbazơ tương ứng là:
a. 3 và 4.       
b. 4 và 2.                           
c. 5 và 4               
d. 7 và 2 
4. Để làm khô khí CO2 có lẫn hơi nước, dẫn khí này qua:
a. Al2O3 hay P2O5.
b. NaOH khan
c.  H2SO4 đ hay NaOH khan.
d. P2O5
5. Hòa tan 2,52 g một kim loại X bằng H2SO4 loãng thu 6,84 g muối sunfat. X là
a. Fe
b. Zn
c. Mg
d. Ba.
6. Cho luồng H2 dư qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm là:
a. Al2O3 FeO, CuO, Mg.
b. Al2O3, Fe, Cu, MgO.
c.  Al, Fe, Cu, Mg.       
d. Al, Fe, Cu, MgO.
7. Bột Ag có lẫn Cu và Fe. Dung dịch dùng loại bỏ tạp chất là:
a. FeCl2.
b. CuCl2
c.  AgNO3.
d. KCl
8. Trình tự tiến hành phân biệt 4 oxit: Na2O, Al2O3, Fe2O3, MgO là:
a. Dùng nước, dd NaOH, ddHCl, ddNaOH.
b. Dùng nước, ddNaOH, ddHCl, ddAgNO3.
c.  Dùng dd HCl, khí CO2.
d. Dùng dd NaOH, ddHCl, khí CO.
9. Một dd chứa x mol KAlO2 tác dụng với dd chứa y mol HCl. Điều kiện để sau phản ứng thu khối lượng kết tủa lớn nhất là:
a. x > y
b. x < y
c.  x = y
d. x < 2y.
10. Có 3 kim loại Ba, Al, Ag. Chỉ dùng dd H2SO4 loãng thì nhận biết được:
a. Ba.
b. Ba, Ag.
c.  Ba, Al, Ag.
d. không xác định.
11. X là ng tố có cấu hình electron cuối cùng là 2p4, số khối 16 thì X có:
a. 8e và 8p.
b. 4e và 8p.
c. 16n và 8e.
d. 4e và 16p.
12. Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 bằng 20. Để đốt cháy hoàn toàn V lít CH4 cần 2,8 lít hh X ( khí đo đktc). V là:
a. 1,65l.
b. 1,55l
c.  1,45l.
d. 1,75l
Bài 36:      Viết phản ứng khi cho các cặp chất sau tác dụng với nhau.
b. ddNaHSO4 và dd Ba(HCO3)2
c. Ca và dd NaHCO3.
d. dd KOH và AlCl3.
d. dd Na2CO3 và dd FeCl3.       
Bài 37:      Hòa tan m gam kim loại M bằng ddHCl dư thu V lít H2. Cũng hòa tan m gam kim loại M trên bằng dd HNO3 loãng dư thu V lít NO. Khí đo đktc.
a/ Viết các PTPƯ.                         
b/ M là gì ? biết khối lượng muối nitrat gấp 1,905 lần khối lượng muối Clorua.
Bài 38:   Hòa tan 38,4 g hh gồm Fe, Fe2O3 bằng 250 ml dd H2SO4 thu V lít H2 (đktc), ddA và còn 5,6 g Fe dư. Cô cạn ddA thu a gam muối ngậm nước, biết rằng mỗi phân tử muối ngậm 7 phân tử nước.
a/ Tính V.                                   
b/ Tính khối lượng mỗi chất trong hh ban đầu.
c/ Tính a.                                           
Bài 39:   Hòa tan hh gồm CaCO3 và CaO bằng bằng dd H2SO4 loãng dư thu ddA, khí B. Cô cạn dd A thu 3,44 g CaSO4.2H2O. Cho tất cả khí B hấp thụ vào 100 ml dd NaOH 0,16M sau đó thêm BaCl2 dư vào thấy tạo ra 1,182 g kết tủa.
a/ Viết các PTPƯ .       
b/ Tính khối lượng mỗi chất trong hh đầu.
                     
Bài 40:
1. Cho dd HCl vào dd Na2S thu khí X. Viết các PTPƯ xảy ra khi cho khí X pư với: dd Ba(OH)2, khí SO2, dd CuCl2, dd AlCl3, dd FeCl3, dd NH3.
2. Ba kim loại A, B , C đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì và có tổng điện tích hạt nhân là 36.
a. Xác định tên 3 kim loại.
b. So sánh tính bazơ của 3 kim loại trên.
c. Từ hh 3 muối clorua của 3 kim loại trên hãy điều chế 3 kim loại riêng biệt.
Bài 41:
1. Cho rất từ từ dd chứa 0,015 mol HCl vào dd chứa 0,01 mol K2CO3 thu dd A. Tính số mol các chất trong dd A. Nếu thí nghiệm trên được tiến hành ngược lại thì thể tích CO2 (đktc) thu được là bao nhiêu?
2. Có 5 dd đánh số từ 1  5 gồm Ba(NO3)2, Na2CO3, MgCl2, K2SO4, và Na3PO4. Xác định tên mỗi dd biết rằng:
a. Dd 1 tạo ktủa trắng với dd3, 4
b. Dd 2 tạo ktủa trắng với dd 4
c. Dd 3 tạo ktủa trắng với dd1, 5
d. Dd 4 tạo ktủa trắng với dd1, 2, 5
e. Ktủa sinh ra do dd 1 và dd 3 bị phân hủy ở nhiệt độ cao tạo oxit kim loại.
Bài 42:
1. Nung 48 g hh bột Al và Al(NO3)3 trong kk thu chất rắn duy nhất có khối lượng 20,4 g. Viết ptpư và tính % khối lượng các chất trong hh.
2. Cho một dd có hòa tan 16,8 g NaOH vào dd có hòa tan 8 g Fe2(SO4)3 sau đó lại cho thêm 13,68 g Al2(SO4)3 vào dd các chất trên. Từ những pư này người ta thu được ktủa và dd A. Lọc và nung ktủa được rắn B. Dung dịch A được pha loãng thành 500 ml.
a. Viết các ptpư có thể xảy ra.
b. Xác định thành phần định tính và định lượng của chất rắn B.
c. Tính nồng độ M các chất trong dd A.
Bài 43:
a. Từ Mg, KMnO4, dd FeSO4, H2SO4 viết các PTHH điều chế các chất theo sơ đồ: Fe  Fe3O4  Fe.
b. Chỉ dùng quỳ tím, nhận biết 6 dd HCl, NaCl, Ba(OH)2, BaCl2,H2SO4, NaOH mất nhãn.
Bài 44:
     Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) bằng 34, tỉ số giữa hạt mang điện và không mang điện trong hạt nhân là 0,917.
a. Xác định tên nguyên tố X và vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử nguyên tố X.
b. Độ tan của muối clorua của nguyên tố X ở 900C và 200C lần lượt là 50g và 36g. Tính lượng muối tách ra khi làm lạnh 450g dd bão hòa ở 900C xuống 200C
Bài 45:
     Cần bao nhiêu ml dd NaOH 3% ( D = 1,05g/ml) và bao nhiêu ml dd NaOH 10% (D = 1,12 g/ml) để pha chế thành 2 lít dd NaOH 8% ( D = 1,1 g/ml) ?
Bài 46:
      Hòa tan hoàn toàn m gam hh (Zn, ZnO) cần vừa đủ 100,8 ml dd HCl 36,5% ((D = 1,19 g/ml)  thấy thoát ra một chất khí và 161,352 g dd A.     
a/ Tính m.                                             
b/ Cô cạn dd A thu bao nhiêu gam muối khan?
Bài 47:
   Hỗn hợp Na và K tác dụng hết với nước cho ra 0,336 lít H2 (đktc)  và ddB. Cho ddB tác dụng hoàn toàn với dd HCl 0,5M rồi cô cạn thu 2,075 g muối khô.                                     
a/ Tính thể tích của dd HCl.
b/ Tính %  khối lượng mỗi kim loại trong hh đầu.


Bài 48:
Viết các PTHH xảy ra giữa các chất trong mỗi cặp sau:
a/ Ba và dd NaHCO3 b/ K và dd Al2(SO4)3 c/ Mg và ddFeCl3
d/ Khí SO2 và khí H2S e/ Ba(HSO3)2 và dd KHSO4 f/ Khí Clo và dd NaOH
g/ MnO2 và dd HCl đặc h/ Khí CO2 dư và dd Ca(OH)2.
Bài 49:
      Phân biệt các dd sau bằng phương pháp hóa học: NaHSO4, Na2CO3, AlCl3, Fe(NO3)3, NaCl, Ca(NO3)2.
Bài 50:
     Bằng phương pháp hóa học, tách riêng từng kim loại ra khỏi dd hỗn hợp gồm: AgNO3, Cu(NO3)2,  Fe(NO3)3.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.